Quan niệm Đau buồn ở động vật

Sự đau khổ của động vật hoang dã từ lâu trong lịch sử đã được thảo luận trong bối cảnh khuôn khổ triết học tôn giáo như một trường hợp của vấn đề tà ác. Gần đây, một số học giả đã xem xét mở phạm vi nghi ngờ của vấn đề từ một quan điểm thế tục như một vấn đề đạo đức nói chung, một vấn đề mà con người có thể có hành động để ngăn chặn. Có sự bất đồng đáng kể xung quanh điểm này, vì nhiều người tin rằng sự can thiệp của con người vào tự nhiên sẽ là phi đạo đức, không khả thi, hoặc cả hai.

Luận thuyết

Trong cuốn tự truyện của mình, Charles Darwin thừa nhận rằng sự tồn tại của nỗi thống khổ trong tự nhiên hoàn toàn tương thích với các hoạt động chọn lọc tự nhiên, nhưng vẫn duy trì những niềm vui thú, thống khoái đó là động lực chính cho hành vi tăng cường thể lực, thể trạng trong giới động vật (ví dụ như những con hươu nai, linh dương ngày ngày phải cố chạy nhanh hơn những con dã thú đang rượt theo chúng). Nhà sinh vật học tiến hóa Richard Dawkins đã thách thức tuyên bố của Darwin trong cuốn sách River Out of Eden, trong đó ông cho rằng sự đau khổ của động vật hoang dã phải được mở rộng nghĩa do sự tương tác của các cơ chế tiến hóa sau:

Sói đồng hoang và chó nhà. Câu chuyện ngụ ngôn rằng tuy chó được ăn no, ngủ ấm nhưng là thân phận cẩu nô, nghiệt súc, không được tự do chạy nhảy như sói rừng, nhưng có ý kiến cho rằng cuộc sống tự do trong thiên nhiên luôn kèm theo sự căng thẳng, khắc nghiệt và ngắn ngủi, do đó chưa hẳn đã thật sự hạnh phúc
  • Các gen ích kỷ: Các gen này chi phối hành vi hoàn toàn thờ ơ với hạnh phúc của các sinh vật cá thể khác, miễn là DNA được truyền đi một cách tự nhiên.
  • Đấu tranh sinh tồn: Sự cạnh tranh sinh học về nguồn lực hạn hẹp dẫn đến phần lớn các sinh vật chết trước khi truyền gen của chúng.
  • Thảm họa Malthusia: Thậm chí các thời kỳ dồi dào trong một hệ sinh thái nhất định cuối cùng dẫn đến tình trạng đông số lượng và sự cố số lượng tiếp theo.

Từ đó, ông Dawkins kết luận rằng thế giới tự nhiên nhất thiết phải tồn tại nhiều nỗi niềm đau khổ ở động vật như một hệ quả tất yếu của sự tiến hóa theo thuyết của Darwin. Những người khác đã lập luận rằng sự phổ biến của động vật chọn lọc theo lý thuyết chọn lọc r/K trong tự nhiên chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của một động vật hoang dã có thể sẽ rất ngắn và kết thúc trong một cái chết đau đớn và đột ngột. Theo quan điểm này, trong vòng đời của một động vật hoang dã sẽ có thể mang nhiều biến cố đau khổ hơn hạnh phúc, thư thái vì một cái chết đau đớn, bất chợt sẽ lớn hơn bất kỳ khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi nào trong cuộc sống ngắn ngủi của chúng.

Trong tác phẩm Động vật hoang dã có hạnh phúc hơn không?, Christie Wilcox cho rằng động vật hoang dã dường như không hạnh phúc hơn các loài vật nuôi, dựa trên những phát hiện ở động vật hoang dã có hàm lượng cortisol cao hơn và đáp ứng stress cao hơn so với động vật được thuần hóa. Ngoài ra, không giống như động vật nuôi, một số nhu cầu của động vật trong tự nhiên không được cung cấp đầy đủ bởi những người chăm sóc. Điều này đã có tác động đến nhận thức thông thường rằng các loài thú hoang sẽ hạnh phúc hơn vì chúng được tự do bay nhảy, còn những con súc vật không có điều này vì thân phận nô lệ, phụ thuộc cho dù được ăn uống đầy đủ, chỗ ở tiện nghi (như câu chuyện ngụ ngôn về chó sóichó nhà).

Nhà văn và là nhà tự nhiên người Anh Henry Stephens Salt đã viết một chương về tình cảnh của động vật hoang dã, ông lập luận rằng con người được cho là hợp lý trong việc diệt trừ động vật hoang dã để tự vệ, nhưng chúng ta không được biện minh trong việc giết chóc không cần thiết bất kỳ loài vô hại nào. Ông lập luận rằng điều này cũng áp dụng cho côn trùng: "Chúng ta không thể cho chúng cuộc sống, và do đó không nên loại bỏ chúng khỏi cuộc sống mà không có lý do chính đáng". Năm 1991, nhà triết học môi trường Arne Naess đã phê bình những gì ông gọi là "sùng bái thiên nhiên" (cult of nature) của thái độ đương đại và lịch sử của sự thờ ơ đối với đau khổ trong tự nhiên. Ông lập luận rằng chúng ta nên đối đầu với thực tế của vùng hoang dã.

Tranh cãi

Holmes Rolston III lập luận rằng chỉ có sự đau khổ không mang tính tự nhiên của động vật là một điều xấu về mặt đạo đức và con người không có nghĩa vụ can thiệp vào tự nhiên. Ông ăn mừng động vật ăn thịt trong tự nhiên vì vai trò sinh thái quan trọng mà khi chúng săn mồi. Những người khác đã lập luận rằng lý do con người có nhiệm vụ bảo vệ người khác khỏi bị ăn thịt là vì con người là một phần của thế giới văn hóa hơn là thế giới tự nhiên và các quy tắc khác nhau áp dụng cho họ trong những tình huống này. Những người khác cho rằng động vật là con mồi đang hoàn thành chức năng tự nhiên của chúng và do đó phát triển mạnh, khi chúng bị săn mồi hoặc chết, vì điều này cho phép cơ chế chọn lọc tự nhiên được kích hoạt.

Một số nhà lý thuyết đã phản ánh về việc liệu chúng ta có nên chấp nhận các tác hại mà động vật phải chịu đựng trong tự nhiên hoặc cố gắng làm điều gì đó để giảm thiểu chúng, chẳng hạn như cố cứu chữa, săn sóc những con vật đang sắp chết hoặc hấp hối khi tình cơ bắt gặp trong tự nhiên. Cơ sở đạo đức cho các can thiệp nhằm giảm đau khổ động vật hoang dã có thể dựa trên quyền lợi động vật hoặc dựa trên phúc lợi động vật. Từ quan điểm dựa trên quyền động vật, nếu động vật có quyền đạo đức đối với sự sống hoặc sự toàn vẹn của cơ thể thì có thể cần phải can thiệp để ngăn chặn những xâm phạm đó từ các động vật khác, chẳng hạn như bắn hạ thú ăn thịt khi nó sắp vồ lấy con mồi.

Cận cảnh khuôn mặt của một con chuột bị đại bàng xơi tái, vòng đời của chúng quá ngắn ngủi và bất trắc để có thể cảm nhận hạnh phúc của sự tự do

Từ quan điểm dựa trên phúc lợi lợi động vật, một yêu cầu can thiệp có thể phát sinh trong khi có thể ngăn chặn một số đau khổ mà các động vật hoang dã trải qua mà không gây ra nhiều đau khổ hơn nữa (như an tử động vật). Những người ủng hộ can thiệp vào tự nhiên cho rằng sự không can thiệp không phù hợp với một trong những cách tiếp cận này. Một số can thiệp được đề xuất bao gồm việc loại bỏ những kẻ săn mồi khỏi các khu vực hoang dã, ngăn cản những kẻ săn mồi, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho động vật bị bệnh hoặc bị thương, và cứu thú hoang khỏi thảm họa thiên nhiên.

Một phản đối phổ biến việc can thiệp vào tự nhiên là nó sẽ là không mang tính thực tế, hoặc vì số lượng công việc liên quan phát sinh, hoặc vì sự phức tạp của hệ sinh thái sẽ làm cho khó có thể biết được liệu can thiệp có mang lại lợi ích trên tinh thần cân bằng sinh thái hay không, tức là con người không thể đánh giá hết tác động về sinh thái khi can thiệp. Aaron Simmons lập luận rằng chúng ta không nên can thiệp để cứu động vật trong tự nhiên bởi vì làm như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn như làm hư hại hệ sinh thái, can thiệp vào các dự án của con người, hoặc dẫn đến tử vong ở động vật hơn.

Nhà triết học kiêm đạo đức học Peter Singer đã lập luận rằng sự can thiệp trong tự nhiên sẽ được biện minh nếu người ta có thể tự tin một cách hợp lý rằng điều này sẽ làm giảm đáng kể sự đau khổ của động vật hoang dã và cái chết trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong thực tế, ông ta cũng cảnh báo việc chống lại các hệ sinh thái vì ông e sợ rằng làm như vậy sẽ gây hại nhiều hơn lợi, lợi bất cập hại. Các tác giả khác tranh luận về tuyên bố thực nghiệm của Singer về những hậu quả có thể có của can thiệp vào thế giới tự nhiên, và cho rằng một số loại can thiệp có thể được dự kiến sẽ tạo ra hậu quả tốt về mặt tổng thể.

Nhà kinh tế học Tyler Cowen trích dẫn các ví dụ về các loài động vật mà sắp tuyệt chủng thường không được coi là có sự cân bằng xấu đối với thế giới. Cowen cũng lưu ý rằng, trong khi con người đã can thiệp vào tự nhiên, câu hỏi thực tế liên quan không phải là liệu chúng ta có nên can thiệp chút nào, nhưng những hình thức can thiệp đặc biệt nào chúng ta nên ưu tiên. Nhà triết học Oscar Horta tương tự viết rằng đã có nhiều trường hợp, trong đó chúng ta can thiệp vào tự nhiên vì những lý do khác, chẳng hạn như vì lợi ích cốt lõi của con người trong tự nhiên và bảo tồn môi trường như một thứ có giá trị trong quyền riêng có.

Tương tự như vậy, nhà triết học đạo đức Jeff McMahan lập luận rằng, vì con người "đã gây ra những thay đổi lớn, hệ lụy trong thế giới tự nhiên," chúng ta nên ưu tiên những thay đổi đó sẽ thúc đẩy sự sống còn "của các loài ăn cỏ chứ không phải loài ăn thịt. Nhà nghiên cứu Peter Vallentyne cho rằng, trong khi con người không nên loại trừ kẻ thù trong tự nhiên, họ có thể can thiệp để giúp con mồi theo những cách hạn chế hơn. Cũng giống như cách chúng ta giúp con người có nhu cầu khi chi phí cho chúng ta là nhỏ, chúng ta có thể giúp một số động vật hoang dã ít nhất trong những hoàn cảnh hạn chế.

Người ta đã lập luận rằng mục tiêu bảo vệ môi trường chung của việc bảo tồn trật tự trong tự nhiên không phù hợp với mục tiêu tìm kiếm phúc lợi của các loài động vật. Các nhà vì môi trường ủng hộ việc săn bắt các loài xâm lấn để kiểm soát loài gây hại trong khi những người ủng hộ quyền động vật phản đối nó, những người ủng hộ quyền động vật tranh luận về sự tuyệt chủng hoặc tái tổ chức loài ăn thịt hoặc lý thuyết r trong khi các nhà sinh thái học bảo vệ quyền được phát triển của chúng, những người ủng hộ động vật bảo vệ việc giảm các khu vực động vật hoang dã hoặc tranh luận về sự mở rộng vì lo ngại rằng hầu hết đau khổ ở vật nuôi diễn ra trong khi các nhà môi trường muốn bảo vệ và mở rộng tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đau buồn ở động vật http://www.tdx.cat/handle/10803/385919 http://www.ingentaconnect.com/content/whp/ev/2010/... http://www.olemartinmoen.com/wp-content/uploads/Th... http://www.stafforini.com/blog/wild-animal-sufferi... http://digitalcommons.calpoly.edu/cgi/viewcontent.... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl...